Bạn có biết đối thủ đang chạy quảng cáo cho bài viết nào? Bạn muốn so sánh hiệu quả, nội dung các bài quảng cáo với kênh đối thủ? Vậy làm sao biết bài viết đang chạy quảng cáo? Ninja có cách!
I. Làm sao biết bài viết đang chạy quảng cáo?
Xác định 1 bài quảng cáo mà không có thông tin cụ thể là rất khó khăn và không có đặc điểm cụ thể. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để làm sao biết bài viết đang chạy quảng cáo.
1. Liên kết trong bài viết dẫn về landing page
Bạn theo dõi những dạng liên kết sau đây trong bài để xác định liệu bài viết có chạy quảng cáo không:
– Chứa liên kết dẫn đến một trang đích (landing page) cụ thể của sản phẩm hoặc dịch vụ.
– Các liên kết chứa tham số UTM (Urchin Tracking Module), giúp nhà quảng cáo theo dõi hiệu quả của chiến dịch. Ví dụ: example.com?utm_source=facebook&utm_medium=cpc&utm_campaign=sale.
– Các liên kết rút gọn như bit.ly, goo.gl thường được sử dụng trong các bài viết quảng cáo để theo dõi số lượng nhấp chuột và các thông số khác liên quan đến chiến dịch quảng cáo.
2. Theo dõi cấu trúc bài viết
Một vài cấu trúc phổ biến xuất hiện ở bài quảng cáo:
– Ghi chú “Được tài trợ bởi/Sponsored”: Đây là cách rõ ràng nhất để nhận biết một bài viết quảng cáo. Phần này thường xuất hiện ngay dưới tên tài khoản hoặc ở đầu bài viết.
– Khẩu hiệu kêu gọi hành động: các bài viết quảng cáo thường chứa các câu khẩu hiệu kêu gọi hành động (Call to Action – CTA) rõ ràng và mạnh mẽ. Ví dụ: Mua ngay để nhận ưu đãi đặc biệt!, Đăng ký ngay để không bỏ lỡ!, Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết!…
– Hình ảnh gắn thông tin liên hệ như số điện thoại, email, liên kết trang web (các liên kết đã phân tích ở phần 1).
3. Theo dõi bình luận và mức độ tương tác
Một trong những cách hiệu quả để nhận biết bài viết đang chạy quảng cáo là thông qua các bình luận và mức độ tương tác. Dưới đây là những dấu hiệu chi tiết giúp bạn xác định làm sao biết bài viết đang chạy quảng cáo.
– Lượng tương tác tăng cao đột ngột: bài viết quảng cáo thường có số lượng lượt thích (likes), bình luận (comments), và chia sẻ (shares) tăng đột biến so với các bài viết thông thường.
– Nội dung seeding spam comment facebook thường liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng bá. Ví dụ: “Giá của sản phẩm này bao nhiêu vậy?”, “Tôi đã mua và thấy rất hài lòng!”, “Làm thế nào để đặt hàng sản phẩm này?”
– Các tương tác đến từ các tài khoản không theo dõi trang.
Lưu ý: các dấu hiệu được đề cập có thể giúp bạn đưa ra ước tính, nhưng không thể khẳng định chắc chắn mà không có thông tin chính thức.
HỎI – ĐÁP VỀ QUẢNG CÁO FACEBOOK:
- Chạy quảng cáo không ra mess phải làm sao?
- Tại sao không quảng cáo được trên Facebook? Cách khắc phục
- Nên chạy quảng cáo bao nhiêu tiền 1 ngày?
Lời kết
Bằng cách chú ý đến các dấu hiệu như tương tác cao, nội dung bình luận, liên kết theo dõi và các chỉ báo khác, bạn có thể xác định làm sao biết bài viết đang chạy quảng cáo. Chúc bạn thành công!
1 Comment